1. Thiên Đồng tổng luận
Như chúng ta đã biết, Thiên Đồng là sao thứ tư của Nam Đẩu, thuộc dương thủy. Trong Đạo giáo có thuyết "Nam Đẩu chủ về sinh, Bắc Đẩu chủ về Tử ", cho nên các sao Nam Đẩu mang nhiều hòa khí, còn các sao Bắc Đẩu thì có nhiều sát khí. Thiên Đồng là sao Nam Đẩu, mà còn là sao có nhiều hòa khí nhất trong Nam Đẩu, nên cổ nhân gọi là "sao giữ mạng sống và thêm phúc " (ích phúc bảo sinh chi tinh).
Thiên Đồng hóa khí làm "phúc". Nhưng "phúc" ở đây lại không phải là phúc do trời ban, mà thường thường là phải trải qua bao trở ngại rồi mới được yên ổn và hưởng thụ. Cho nên Thiên Đồng tương tự như Thiên Lương, Thiên Lương chủ về "âm" (che chở), nhưng cần phải có tai nạn xảy ra, rồi mới hóa giải trong vô hình; hoặc biến tai họa trọng đại thành tai ách nhẹ, gọi là "ấm" (che chở). "Phúc" của Thiên Đồng có sắc thái trước nghèo sau phúc, trước không có sau có, do đó thường thường cũng tượng trưng cho một đoạn đời gian khổ.
Cổ nhân nói: "Thiên Đồng trong 12 cung đều là phúc", chúng ta cần phải hiểu rõ định nghĩa của "phúc" trong câu này.
Xem tu vi năm 2016.
Người xưa luận Thiên Đồng, thường ví nó với vị quan chuyên lo việc yến ẩm vui chơi của hoàng đế. Vì vậy đặc tính khác của Thiên Đồng là hưởng thụ.
Trong Đẩu Số, các sao chủ về hưởng thụ tổng cộng có bốn sao, gồm Thiên Đồng, Liêm Trinh, Tham Lang, Thiên Lương. Liêm Trinh và Tham Lang là một cặp, so sánh thì Liêm Trinh nặng về tinh thần, Tham Lang nặng về vật chất. Thiên Đồng và Thiên Lương là một cặp, so sánh thì Thiên Lương nặng về tinh thần, Thiên Đồng nặng về vật chất.
Nhưng hai cặp "Liêm Trinh, Tham Lang" và "Thiên Đồng, Thiên Lương" lại có sự phân biệt. "Liêm Trinh, Tham Lang" mang sắc thái đào hoa, do đó thiên nặng về ham mê tửu sắc; "Thiên Đồng, Thiên Lương" thì thanh nhã hơn, do đó thiên nặng về phong hoa tuyết nguyệt.
Cũng chính vì vậy mà, tuy Thiên Đồng có tính thiên về hưởng thụ vật chất, nhưng lại không giống như Tham Lang có thể tích cực chủ động tranh thủ, vì vậy nó có biểu hiện mềm yếu hơn, đồng thời hơi lãng phí.
Cổ nhân không ưa Thiên Đồng tọa nữ mệnh, là do nguyên nhân này. Thời cổ đại người ta không ưa phái nữ có tính cương, nhưng lại cần phải có đức tính trinh liệt, mà Thiên Đồng thì chìm đắm trong hưởng thụ, lãng phí, mà lại mềm yếu, thế là biến thành tinh thần trống rỗng, thời xưa những tính cách này trùng hợp với bản chất của tì thiếp. "Đẹp mà dâm" là đánh giá phổ biến của cổ nhân đối với trường hợp Thiên Đồng tọa nữ mệnh.
Do Thiên Đổng mềm yếu, nhưng lại có bản năng "hóa phúc"; do đó ở trong những tình hình thích đáng, nên gặp sát tinh để thêm vào đó sự kích thích, hoặc gặp "Hóa Kị" để thêm vào đó sự kích phát. Xin bạn đọc chú ý, cần phải ở trong tình hình thích đáng, chứ chẳng phải hễ Thiên Đồng gặp các sao sát kị đều thành kết cấu tốt.
Cổ nhân có các thuyết, "Thiên Đồng và Kình Dương đồng cung, thân thể bị thương", "Thiên Đồng và Thái Âm cùng thủ mệnh ở cung Ngọ, hội hợp với tứ sát tình, thì chủ về tàn tật, cô độc và hình khắc". Đây là chứng minh chẳng phải lúc nào Thiên Đổng cũng ưa gặp sát tinh.Xem boi tu vi 2016.
Trong tình hình nào thì Thiên Đổng thích sát tinh?
Thiên Đồng có sao lộc thì không sợ sát tinh đến xâm hại. Thích nhất là Hóa Lộc. Thực ra cổ nhân đã có luận định về trường hợp này, Hóa Lộc là "thiện", gặp cát tinh là "tường" (điềm lành).
Nếu không Hóa Lộc mà gặp Lộc Tổn, có tứ sát tinh cùng bay đến chiếu, thì cũng không phải là cách cục tốt. Có Hóa Lộc kềm chế rồi mới ưa kích phát.
Thiên Đổng hội các sao cát, cũng không sợ hội họp với sát tinh. Rất nên có Văn Xương, Văn Khúc mà gặp sát tinh. Bởi vì Văn Xưong, Văn Khúc làm tăng sự thông minh tài trí của Thiên Đồng. Người thích hưởng thụ mà thông minh tài trí, tính cách càng dễ trở thành mềm yếu, tình thần càng dễ trông rỗng, lúc này lại thích có sát tính kích phát.
Cho nên Thiên Đồng ở trong các tinh hệ thuộc loại "Mã đầu đới kiếm", tức Thiên Đồng và Thái Âm ở cung Ngọ có Kình Dưomg đồng độ, người sinh năm Bính Tuất mới đúng cục. Năm Bính, Thiên Đồng Hóa Lộc; năm Mậu, Thái Âm là sao tiền tài Hóa Quyền, đều có ý vị sao lộc gặp sát tính.
Ngoại trừ những trường hợp ưa sát tinh, trong tình hình thích đáng Thiên Đổng cũng ưa gặp sao kị. Đây là cách cục "phản bối" của tinh hệ Thiên Đồng, có kết cấu Thiên Đổng độc tọa cung Tuất, người sinh năm Đinh là Hóa Quyền; gặp Thái Âm Hóa Lộc, Thiên Cơ Hóa Khoa ở cung sự nghiệp; Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hội hợp, khiến cho sự chìm đắm trong hưởng thụ của Thiên Đổng biến thành mềm yếu, nhưng ở đối cung lại có Cự Môn Hóa Kị đến xung, trở thành sức mạnh kích phát, đây gọi là "qua cơn mưa trời lại sáng", biến thành cách cục đại quý.
Thiên Đồng ưa Thiên Khôi, Thiên Việt, bởi vì chủ về cuộc đời gặp nhiều cơ hội. Có Tả Phụ, Hữu Bật hội hợp, tuy có nhiều trợ lực, nhưng có thể làm tăng tính ỷ lại. Gặp Văn Xương, Văn Khúc thì nên đồng thời gặp Kình Dương; gặp Hóa Lộc thì không sợ sát tinh xâm phạm, quấy nhiễu; gặp tam cát hóa thì ưa Hóa Kị, đây là đặc tính của Thiên Đồng.
Thiên Đồng không ưa ở trong tình huống Thiên Mã, Thiên Đồng và Thiên Lương đồng độ, hoặc Thiên Đồng đối chiếu với Thiên Lương. Bởi vì Thiên Đồng và Thiên Lương nhân sinh quan đã có sắc thái thiếu tích cực, còn gặp thêm Thiên Mã, thì tính trôi nổi, hiếu động sẽ không có căn cơ, biến thành thuần lí tưởng mà thiếu thực tế.
Thiên Đồng cũng không ưa Hỏa Tinh, không ưa nhất là Linh Tinh. Hai sát tinh này có tính cứng rắn, tương phản với tính do dự,
thiếu quyết đoán của Thiên Đồng; khí chất hai bên xung đột, vì vậy phần nhiều chủ về gặp nghịch cảnh.
Phân bố trong 12 cung, Thiên Đồng tất nhiên sẽ đồng độ hoặc đối chiếu với ba sao Thái Âm, Cự Môn, Thiên Lương.
Ở bốn cung Tí, Ngọ, Mão, Dậu là tổ hợp "Thiên Đồng, Thái Âm"; ở bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là tổ hợp "Thiên Đồng, Cự Môn"; ở bốn cung Dần, Thân, Tị, Hợi, là tổ hợp "Thiên Đồng, Thiên Lương".
Ngoại trừ hai cách cục đặc biệt "Mã đầu đới kiếm" và "phản bối" thuật ở trên, thông thường, trường hợp "Thiên Đồng, Thiên Lương" ở hai cung Dần hoặc Thân là bình ổn nhất, chỉ cần gặp "cát hóa" (bất kể là Hóa Lộc, Hóa Quyền hay Hóa Khoa), hoặc có Lộc Tồn đồng độ hay đối nhau, đều chủ về cuộc đời phát triển một cách bình ổn, không có sóng gió gì lớn.
Trái lại, trong tình hình Thiên Đồng gặp các sao sát kị, dù cấu tạo thành cách cục tốt, ắt cũng chủ về phải trải qua gian nguy trước rồi mới phát phúc sau, hoặc cuộc đời ít gặp cơ hội ngồi không mà hưởng.Xem tuoi vo chong năm 2016.
2. Thiên Đồng biệt luận
- Thiên Đồng có phải là phúc tinh không?
Trong Tử Vi Đẩu Số có một sao rất dễ bị người ta hiểu lầm, đó là Thiên Đồng.
Các sách Đẩu Số thông thường hay gọi Thiên Đồng là "sao phúc", ấn tượng này khiến người ta quá xem trọng phúc khí của Thiên Đồng. Cổ thư nói: "Thiên Đồng thủ mệnh thì phúc tự nhiên sâu dầy, không sợ các sao hình, sát, kị xâm phạm", càng làm cho người ta hiểu lầm nặng thêm về tính chất của Thiên Đồng. Trên thực tế, sao này có rất nhiều khuyết điểm.
Thực ra nếu nghiên cứu cẩn thận, tỉ mỉ tất cả các ca quyết và luận giải có liên quan đến Thiên Đồng, người ta sẽ biết khuyết điểm của nó ở đâu. Cổ thư nói: "Thiên Đồng và Kình Dương đồng cung, thân thể bị thương"; "Thiên Đồng đồng cung với Thái Âm, nữ mệnh tuy đẹp nhưng ắt sẽ dâm"; "Nữ mệnh Thiên Lương và Thiên Đồng, nên làm nhị phòng hay tì thiếp."
Tuy cổ nhân tiết lộ không nhiều về khuyết điểm của Thiên Đồng, nhưng cũng có thể thấy Thiên Đồng không phải là hoàn toàn không sợ sát tinh như các sao Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, Thiên Hình, Hóa Kị. Người xưa thích giấu nghề, không chịu công khai toàn bộ, cho nên chỉ tiết lộ khuyết điểm của Thiên Đồng khi có Kình Dương tương hội. Thuyết "Thiên Đổng không sợ các sao hình, sát, kị xâm phạm" là cổ nhân tự mâu thuẫn với chính mình, đã hé mở cánh cửa cho người đời sau nghiên cứu.
Vương Đình Chi kể, lúc ông xem tinh bàn cho một vị độc giả của mình, đã hỏi: "Ông muốn tự sát hả?" Vị độc giả này lập tức bật khóc, nói đúng là mình đã từng có ý định tự sát, chỉ vì muốn tìm Vương Đinh Chi để nhờ đoán mệnh, xem hậu vận như thế nào, mới tạm hoãn quyết định. Nghe câu trả lời này, Vương Đình Chi toát mồ hôi lạnh.
Theo Mẫn phái, Thiên Đồng không Hóa Kị, nhưng Trung Châu phái lại cho rằng Thiên Đồng có thể Hóa Kị. Nhờ đoán mệnh cho vị độc giả kể trên mà Vương Đình Chi cho rằng thuyết của phái Trung Châu hợp lí hơn. Nếu đúng là "sao phúc" thì không sợ Hóa Kị, thực ra Thiên Đồng ở 12 cung đều có khuyết điểm, thậm chí ngay cả ở cung phúc đức cũng sẽ khiến cho mệnh tạo có tinh thần tiêu cực.
- Ba tổ hợp Thiên Đồng
Thiên Đồng ở trong 12 cung, có 6 cách phối hợp, bị ba sao gây ảnh hưởng, như sau:
- Ở cung Tí, cung Ngọ, Thiên Đồng đồng cung với Thái Âm.
- Ở cung Mão, cung Dậu, Thiên Đồng đối nhau vói Thái Âm.
- Ở cung Sửu, cung Mùi, Thiên Đồng và Cự Môn đổng cung.
- Ở cung Thìn, Cung Tuâ't, Thiên Đồng đối nhau với Cự Môn.
- Ở cung Dần, cung Thân, Thiên Đồng và Thiên Lương đổng cung.
- Ở cung Tị, cung Hợi, Thiên Đồng đối nhau với Thiên Lương.
"Tí Ngọ Mão Dậu" là cung đào hoa, ở đây cũng ảnh hưởng đến tính chất của Thiên Đồng, cho nên cổ nhân cho rằng nữ mệnh gặp phối hợp này thì "tuy đẹp mà dâm". Trong đó, nếu lại đồng cung với Thái Âm thì tình hình này khá nặng; nếu ốôi nhau với Thái Âm thì mức độ có thể giảm nhẹ.
"Thìn Tuất Sửu Mùi" là cung Tứ Mộ, nhưng Cự Môn lại lạc hãm ở cung Tứ Mộ ( cổ ca: "đất Mộ nên ngại hãm Cự Môn."), cho nên cũng ảnh hưởng đến Thiên Đồng đồng cung với nó, hoặc Thiên Đồng đối nhau với nó.
"Dần Thân Tị Hợi" là cung Tứ Trưởng Sinh, rất có lợi đối với Thiên Đồng, có thể làm tăng "phúc trạch" của nó, nhưng trong đó có một kết cấu nguy hiểm, tinh bàn của vị độc giả mà Vưong Đình Chi đã kế ở trên là thuộc kết cấu này. Kết cấu này rất nhiều lúc lại không sợ gặp các sát, hình, kị, mà lại sợ một số cát tinh. Lí lẽ của nó rất là vi diệu. Kết câu này còn có một đặc điểm nữa là, không nên là nữ mệnh, nữ mệnh gặp Thiên Đồng và Thiên Lưong, nhiều lúc sẽ biến thành "phòng không chiếc bóng", cho nên cũng dễ sa chân lõ bước, nhưng nhât định thông minh hơn người. Nhưng khi phối hợp vói một hai tá diệu hoặc tạp diệu, có thể xảy ra thay đổi rất lớn, nhiều lúc chủ về là người thông minh mà trinh liệt, cho nên gặp nữ mệnh "Thiên Đồng, Thiên Lương" phải luận đoán thật cẩn thận.
Share:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét